Lan tỏa tinh thần yêu thương từ hệ thống phòng khám 315
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án đưa - nhận hối lộ và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, xảy ra tại Bộ Công thương và các doanh nghiệp, đơn vị liên quan.Trong vụ án, C03 đề nghị truy tố ông Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), tội nhận hối lộ. Ông An đã bị phạt 4 năm tù cũng về hành vi này liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil.C03 cũng đề nghị truy tố ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, cựu Chủ tịch HĐTV Công ty Long Hưng, tội đưa hối lộ. Ông Trần Trác Việt Đức, Giám đốc Công ty Bách Khoa Việt và bà Đỗ Thị Tuyết Nga, kế toán Công ty Bách Khoa Việt cùng bị đề nghị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.Theo kết luận điều tra, do được ông An hứa giúp đỡ kinh doanh xăng dầu, đầu năm 2013, bà Trần Thị Loan Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Bách Khoa Việt, gọi điện nhờ ông An giúp và hướng dẫn thành lập pháp nhân kinh doanh khí hóa lỏng, thuê cây xăng có sẵn để kinh doanh nhỏ lẻ trước. Đầu năm 2015, Công ty Bách Khoa Việt xin Bộ Công thương cấp giấy phép thương nhân phân phối xăng dầu. Bộ này thành lập đoàn kiểm tra, giao ông An làm trưởng đoàn.Quá trình kiểm tra thực tế trước khi cấp giấy xác nhận đủ điều kiện cho Công ty Bách Khoa Việt, bà Phương đã đến gặp ông An tại Nhà khách Bộ Công thương (P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM) nhờ hỗ trợ doanh nghiệp mình sắp được cấp giấy phép và đưa ông An 200 triệu đồng. Do đó, ngày 4.2.2015, Bách Khoa Việt được xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu.Tháng 8.2015, bà Phương đến nhà ông An tại Hà Nội nhờ giúp doanh nghiệp được làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Ông An đồng ý và nói "cứ làm đi, An sẽ giúp".Quá trình nói chuyện, ông An nói đang có ý định mua căn nhà to hơn nhưng không đủ điều kiện và gợi ý bà Phương hỗ trợ tiền mua nhà. Bà Phương cũng đồng ý do hiểu Công ty Bách Khoa Việt đang hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu do An phụ trách và sắp tới phải được An giúp đỡ nên mới có thể được nâng cấp lên làm thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu nên đồng ý.Một tháng sau, ông An gọi điện bảo bà Phương hỗ trợ 9 tỉ đồng để mua nhà, dặn chuyển khoản vào tài khoản của vợ mình. Số tiền này được Công ty Bách Khoa Việt chuyển cho ông An làm 2 lần, một lần 5 tỉ đồng vào ngày 8.9.2015 và lần 5 tỉ đồng vào ngày 9.9.2015.Đầu năm 2016, bà Phương giao cấp dưới làm thủ tục hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Do chưa đủ điều kiện nên ông An hướng dẫn hợp thức để đủ điều kiện được. Doanh nghiệp này sau đó được cấp phép vào năm 2016.Kết luận xác định Công ty Bách Khoa Việt sau đó đã vi phạm trong việc trích lập và chi sử dụng trái phép Quỹ bình ổn giá xăng dầu. C03 xác định doanh nghiệp này phải nộp hơn 107 tỉ đồng vào ngân sách nhưng đến nay mới nộp 1,6 tỉ đồng và còn "nợ" hơn 105 tỉ đồng.Trong vụ án, C03 không đề nghị xử lý bà Phương về tội đưa hối lộ, bởi bà Phương đã nhận thức được hành vi của mình và chủ động tố giác sai phạm của ông Nguyễn Lộc An.Sai phạm thứ hai xảy ra tại Công ty Long Hưng, doanh nghiệp này vốn kinh doanh mặt hàng dầu FO cho các nhà máy nhiệt điện nhưng là thương nhân phân phối nên không chủ động trong việc nhập khẩu.Giữa năm 2014, ông Quỳnh nhận thấy để doanh nghiệp được chủ động trong việc nhập khẩu, kinh doanh dầu FO thì cần được Bộ Công thương cấp phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu nên đã liên hệ và nhờ ông An hướng dẫn thủ tục.Ông An trao đổi lại rằng đang tham mưu, đề xuất Bộ Công thương, Chính phủ ban hành quy định về kinh doanh xăng dầu. Sau khi Nghị định được ban hành, Công ty Long Hưng nộp hồ sơ đề nghị đến Bộ Công thương, thì ông An sẽ giúp đỡ.Nghị định 83/2014/NĐ-CP được ban hành, ông Quỳnh nghiên cứu và được ông An tư vấn. hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ nộp cho Bộ Công thương. Trên cơ sở đó, Quỳnh đã trực tiếp liên hệ với các cửa hàng, đại lý để nhờ ký các hợp đồng đại lý với Công ty Long Hưng.Bộ Công thương sau đó lập đoàn kiểm tra, giao ông An làm trưởng đoàn. Quá trình kiểm tra, đoàn chỉ kiểm tra hồ sơ và xác suất một số cửa hàng, đại lý xăng dầu của Công ty Long Hưng nhưng vẫn ký biên bản kiểm tra thực tế đủ điều kiện cấp phép kinh doanh xăng dầu.Được cấp giấy phép, khoảng tháng 7.2015, ông Quỳnh ra Hà Nội gặp thì được ông An tâm sự là đang có nhu cầu mua nhà VIP tại khu đấu giá Vườn Đào (Q.Tây Hồ, Hà Nội).Hai tháng sau lời tâm sự, ông Quỳnh đến nhà ông An ăn cơm thì ông An đề nghị ông Quỳnh hỗ trợ 10 tỉ đồng để mua nhà tại khu Vườn Đào.Thấy ông An đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp của mình và ông An có quyền hạn kiểm tra điều kiện, đề nghị thu hồi giấy phép bất kỳ lúc nào nên đồng ý, nên đã đồng ý và chuyển 10 tỉ đồng vào tài khoản của vợ ông An.Sau này, ông Quỳnh nói chuyện với vợ về việc chi 10 tỉ đồng cho ông An thì bị vợ phản đối, nên ông Quỳnh trao đổi với ông An chỉ chi 5 tỉ đồng, 5 tỉ còn lại là cho ông An vay. Do đó, ông An đã trả lại 5 tỉ đồng cho ông Quỳnh.Trong 2 sai phạm, C03 cáo buộc ông An đã nhận hối lộ tổng số tiền 14,2 tỉ đồng.Xa Thi Mạn kể chuyện bị xúc phạm, xem thường khi mới vào nghề
Ngày 10.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), cho biết xã này đã có tờ trình gửi UBND TP.Thanh Hóa đề nghị xem xét để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đưa chợ Chuộng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Theo ông Nam, tờ trình đã gửi đi và đang chờ cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến rồi địa phương mới triển khai các bước tiếp theo."Các cụ cao niên trong xã và vùng lân cận không ai biết rõ chợ Chuộng có từ bao giờ, nhưng bao đời nay cứ sáng ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là hàng ngàn người dân xã Đông Hoàng và các xã lân cận tập trung về đây tạo thành phiên chợ. Điểm nổi bật và khác biệt nhất của chợ là phần ném cà chua vào nhau mà không cần lý do, với ý nghĩa để cầu may mắn cho một năm mới đến", ông Nam cho hay.Chợ Chuộng được người dân địa phương tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm. Vị trí tổ chức chợ là trên bãi đất trống ven sông Hoàng, thuộc thôn Giang (xã Đông Hoàng) - khu vực giáp ranh với các huyện Triệu Sơn và Thiệu Hóa.Thông tin chợ Chuộng đề nghị đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia thu hút sự quan tâm của người dân, bởi đây là phiên chợ độc nhất vô nhị ở tỉnh Thanh Hóa, và độc đáo trên toàn quốc. Ngày trước, theo quan niệm của người dân, thì người đi chợ Chuộng phải đánh nhau mới cầu được may, mà đánh nhau càng to thì may mắn mới càng nhiều. Ngày nay, thay vì "đánh nhau để cầu may", người đi chợ ném cà chua chín vào người nhau.Ở chợ còn có các hoạt động mua bán, cầu may đầu xuân. Những mặt hàng được bày bán tại phiên chợ chủ yếu là nông sản mang đặc trưng của các vùng nông thôn như: rau, củ quả, gà, vịt cùng những món ăn dân dã truyền thống như bánh cuốn, bánh đa, bỏng ngô, kẹo mật...Tương truyền vào ngày mùng 6 tháng giêng, một vị tướng của nghĩa quân Lam Sơn cùng vài trăm quân sĩ bị giặc Minh vây hãm ở làng Đông Hoàng (tên gọi xưa). Vị tướng ấy đã trao đổi với các bậc bô lão trong làng và huy động nhân dân quanh vùng tổ chức họp chợ để che mắt quân giặc, còn vũ khí được cất trong những gánh quà bánh, binh lính cũng được hóa trang thành dân thường trà trộn với dân trong chợ.Khi quân Minh đến, tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, nên mất cảnh giác. Lúc này, vị tướng bất ngờ phát lệnh, dân quân trong chợ nhất tề tấn công làm quân địch không kịp trở tay phải tháo chạy.Năm đó, người dân trong vùng gặp cảnh mưa thuật, gió hòa, làm ăn buôn bán đều thành công... Để tưởng nhớ chiến công và cũng là để "cầu may", cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng hằng năm, người dân quanh vùng lại tụ tập về bên bến sông Hoàng để họp chợ...
Giá 999 triệu đồng, Ford Everest bản Ambiente số sàn trang bị gì?
Chiều 18.2, lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa cho biết vừa có báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc chuẩn bị chuyển giao nhiệm vụ, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX), nhằm chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.Theo đó, Sở GTVT đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa thống nhất dừng tiếp nhận hồ sơ đổi GPLX không thời hạn; tiếp tục tiếp nhận hồ sơ cấp đổi GPLX có thời hạn (còn hiệu lực trong vòng 15 ngày).Đối với việc tổ chức các kỳ sát hạch cấp GPLX theo kế hoạch trong tháng 2.2025 của Sở GTVT, Sở sẽ bám sát chỉ đạo của Bộ GTVT, Cục Đường bộ Việt Nam, UBND tỉnh, căn cứ vào tình hình thực tế để điều chỉnh kế hoạch sát hạch trong tháng 2.2025 cho phù hợp.Đối với công tác bàn giao nhiệm vụ, Sở GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc bàn giao theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; kịp thời báo cáo UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình bàn giao.Thời gian qua, Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa đã có các buổi làm việc với Công an tỉnh Khánh Hòa về việc bàn giao nhiệm vụ sát hạch, cấp GPLX giữa Sở GTVT và công an tỉnh nhằm đảm bảo việc bàn giao tiếp nhận được thuận lợi đúng với tinh thần chỉ đạo của Trung ương và UBND tỉnh. Tuy nhiên, đối với việc chuyển giao nhiệm vụ và bàn giao hồ sơ, dữ liệu, cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý nhà nước về sát hạch, cấp GPLX có một số vướng mắc. Cụ thể, khối lượng các công việc liên quan rất lớn, nhân sự thực hiện nhiệm vụ hạn chế (Sở GTVT chỉ bố trí được 1 công chức, 1 hợp đồng in GPLX để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX) nên 2 nhân sự trên vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, vừa thực hiện nhiệm vụ bàn giao do đó việc bàn giao là hết sức khẩn trương theo chỉ đạo của Cục Đường bộ Việt Nam (dự kiến trước ngày 19.2.2025). Việc các cơ sở đào tạo đã đăng ký lịch thi sát hạch lái xe, các hồ sơ tiếp nhận thi phục hồi GPLX (GPLX quá thời hạn sử dụng) tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh và đã hẹn người dân sát hạch trong tháng 2.2025; nếu ngừng sát hạch sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.Bên cạnh đó, việc người dân đổi GPLX các hạng tăng đột biến trong thời gian vừa qua dẫn đến sự quá tải tại bộ phận chuyên môn của Sở. Đồng thời chưa có thời gian chính thức về việc kết thúc nhiệm vụ quản lý nhà nước về sát hạch, cấp GPLX (thời gian dừng tiếp nhận hồ sơ, thời gian dừng ký giấy phép lái xe) nên việc thực hiện nhiệm vụ của Sở GTVT hết sức bị động.
Đội tuyển Việt Nam đang trải qua một trong kỳ AFF Cup 2024 kỳ lạ nhất về mặt thống kê. Dù đã lọt tới chung kết, nhưng các học trò của HLV Kim Sang-sik mới chỉ ghi 1 bàn duy nhất trong hiệp 1 trong suốt 7 trận đã qua.Cụ thể, đội tuyển Việt Nam đã tịt ngòi trong hiệp 1 ở các cuộc so tài với Lào, Indonesia, Philippines, Myanmar (vòng bảng), Singapore (bán kết lượt đi) và Thái Lan (chung kết lượt đi). Bàn thắng duy nhất mà Quang Hải cùng đồng đội có được trong hiệp 1 ở giải năm nay xuất hiện trong trận bán kết lượt về với Singapore. Song, đây cũng là pha lập công đến ở những phút cuối cùng, khi Xuân Son thực hiện thành công quả phạt đền. Tuy nhiên, đội tuyển Việt Nam vẫn vào đến chung kết bởi sức mạnh vô song trong hiệp 2, với 17 bàn thắng. Không đội bóng nào ghi bàn hiệu quả trong hiệp 2, đặc biệt trong 20 phút cuối trận (8 bàn thắng) như thầy trò ông Kim. Điều đó đã định hình bản sắc của đội tuyển Việt Nam. Khởi đầu chậm, thậm chí bị dồn ép trong nửa đầu trận đấu, nhưng càng về cuối chơi càng hay để sau cùng "nuốt chửng" đối thủ. Bản sắc ấy đến từ chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik, giúp đội tuyển Việt Nam dù không phải tập thể tấn công ào ạt hay mãn nhãn, nhưng lại rất khó bị đánh bại. Thời còn huấn luyện CLB Jeonbuk Hyundai Motors (đây vẫn là đội bóng duy nhất ông Kim từng dẫn dắt trước đây), HLV Kim Sang-sik đã áp dụng chiến lược kết liễu đối thủ trong hiệp 2. Quá nửa số bàn thắng Jeonbuk ghi được đến trong hiệp 2, thậm chí rất nhiều bàn thắng xuất hiện sau phút 65. 20 phút cuối trận là khoảng thời gian ưa thích của Jeonbuk dưới thời ông Kim. Đến khi huấn luyện đội tuyển Việt Nam, kịch bản tương tự lặp lại và thói quen ghi bàn trong hiệp 2 đến từ cách tiếp cận dị biệt của HLV Kim Sang-sik.Nhà cầm quân người Hàn Quốc luôn sử dụng hiệp 1 để thăm dò và phá sức. Dù đội tuyển Việt Nam đá pressing tầm cao hay lùi sâu phòng ngự, hiệp đấu này là thời gian để học trò HLV Kim Sang-sik chơi chắc chắn, hiểu rõ cách vận hành của đối thủ. Đồng thời, đội tuyển Việt Nam cũng toan tính chơi giằng co, sẵn sàng đưa đối thủ vào cuộc đua thể lực. Đơn cử như ở các trận bán kết lượt về (gặp Singapore) và chung kết lượt đi (Thái Lan), HLV Kim Sang-sik sử dụng bộ đôi tiền vệ Ngọc Quang và Vĩ Hào với mục đích gây áp lực từ tuyến đầu để phòng ngự từ xa, khiến đối thủ khó triển khai bóng. Dù xử lý bóng chưa gọn gàng, nhưng Ngọc Quang và Vĩ Hào đều rất chăm chạy (luôn xếp nhóm đầu ở các bài kiểm tra sức bền), dai sức và đeo bám tốt, khiến đối thủ phải hao tổn thể lực.Khi đã định hình xong lối chơi của đối thủ, hiệp 2 mới là thời điểm bung sức. Lúc này, những ngôi sao tấn công như Tiến Linh, Quang Hải mới xuất hiện.Học trò ông Kim đã khai thác tối đa sai lầm của Thái Lan để ghi bàn, hay vùi dập khả năng phản kháng của Singapore từ những ngón đòn phản công chớp nhoáng và hiệu quả. 3 trận gần nhất, đội tuyển Việt Nam cầm bóng chưa đến 40% thời lượng, nhưng tạo ra số cơ hội áp đảo, và dĩ nhiên, chúng ta thắng cả 3. Để chơi theo đấu pháp này, đội tuyển Việt Nam cần nhiều yếu tố xuất hiện đồng thời. Trước tiên, thể lực cầu thủ đã tiến bộ sau 10 ngày tập luyện ở Hàn Quốc. Các cầu thủ có thể chạy khỏe và nhiệt đến những giây cuối cùng, đơn cử như 2 bàn thắng ghi vào lưới Singapore ở các phút 90+11 và 90+14. Không chiến thuật nào có thể phát huy nếu không có thể lực. Ông Kim đã "bắt bệnh" chuẩn xác. Tiếp theo là sự đồng đều và linh hoạt trong cách dùng người. HLV Kim Sang-sik đã mang đến nhiều bất ngờ ở cách dùng người, trong đó nguyên tắc cốt lõi là không có khoảng cách giữa đội hình chính và dự bị. Ngôi sao như Quang Hải, Hoàng Đức, Nguyễn Filip cũng có thể dự bị, hay Ngọc Quang, Vĩ Hào, Đình Triệu dù kém tiếng nhưng vẫn sắm vai trụ cột. Với ông Kim, chỉ có phù hợp hoặc không, còn lại không có sự phân định khác biệt đẳng cấp. Nhờ vậy, đội tuyển Việt Nam là tập thể đoàn kết và khó lường, khi tất cả đều cảm thấy mình là một phần của tập thể. Sau cùng, là thứ "tinh thần Việt Nam" đã cháy rực trở lại. "Đội tuyển Việt Nam là chiến binh, mà chiến binh thì không bao giờ buông bỏ. Chúng tôi sẽ nỗ lực đến những giây cuối cùng", Ngọc Quang khẳng định. Trận chung kết trên sân Rajamangala, đừng vội kết luận điều gì khi hồi còi mãn cuộc chưa vang lên. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnBạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam
Gần 83% doanh nghiệp F&B tại Việt Nam thực hiện chuyển đổi số
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...